10 Tiêu điểm
Những vụ thảm sát của lính Nam Hàn tại Việt Nam
#QĐND/ Những vụ thảm sát kinh hoàng của lính hàn tại Việt Nam
Thảm sát Thái Bình
Vào một buổi sáng sớm của tháng 2/1966, một toán quân thuộc Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ của Hàn Quốc đã tiến vào làng Thái Bình (tỉnh Quảng Nam) trong một cuộc càn quét các du kích Giải phóng.
Tuy vậy, chúng chỉ tìm thấy trong ngôi làng 68 người, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Những con người vô tội và không có khả năng kháng cự này đã trở thành đối tượng để “Mãnh Hổ” trút giận. Bằng hàng loạt phát súng và cả một quả lựu đạn, lính Hàn Quốc đã giết hại dã man 65 người.
Ba người may mắn sống sót trong vụ thảm sát sau đó đã trở thành nhân chứng tố cáo tội ác của Sự đoàn Mãnh Hổ. Để ghi nhớ sự kiện tang tóc này, một đài tưởng niệm khắc tên của 65 nạn nhân đã được dựng lên tại làng Thái Bình.
Thảm sát Diên Niên – Phước Bình
Vào sáng ngày 9/10/1966, một trung đội lính Hàn Quốc thuộc Tiểu đoàn 3 – Lữ đoàn Rồng Xanh bắt đầu tập kích từ căn cứ đồi tranh Quang Thạnh (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vào thôn Phước Bình. Sau đó, chúng đổ quân càn quét, lùng sục tất cả nhà dân và hầm chống phi pháo, cưỡng bức nhân dân xóm Bình Trung (thôn Phước Bình) tập trung về sân trường học của thôn.
Sau khi tập trung dân, chúng bắt đầu xả súng và ném lựu đạn vào nhóm dân thường. Vụ giết chóc này làm 68 người dân thôn vô tội ngã xuống, trong đó có 21 cụ già, 47 phụ nữ và trẻ em.
Ngày 13/10, quân “Rồng Xanh” tiếp tục càn quét và hại thêm 112 người dân vô tội ở thôn Diên Niên gần đó.
Tổng cộng, trong hai ngày 9/10 và 13/10/1966, lính Hàn Quốc đã tàn sát 280 phụ nữ và trẻ em ở hai thôn Diên Niên, Phước Bình. Ngày nay, di tích vụ thảm sát Diên Niên – Phước Bình đã được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia.
Thảm sát Bình Hòa
Vụ thảm sát Bình Hoà diễn ra tại xã Bình Hòa – Huyện Bình Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi trong các ngày 3,5,6,/12/1966 (tức ngày 22, 24 và 25 tháng 10 âm lịch) tại 5 địa điểm: Buồng đất nhà ông Trắp, hố bom Truông Đình, Dốc Rừng, Đồng Chồi Giữa, đám ruộng giếng xóm Cầu, mà lính đánh thuê Nam Triều Tiên là thủ phạm.
Thảm sát Bình Hòa
Trong thảm sát Bình Hoà, lính Hàn giết hại 430 người, trong đó có 269 phụ nữ (có 12 phụ nữ bị cưỡng hiếp đến chết), 104 người già, 174 thiếu nhi, 3 gia đình bị giết sạch không còn một ai.
Ngày 23-1-1966, chúng bất ngờ tổ chức một cuộc tấn công vào Bình An. Quân địch bao vây từ 4 phía với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ta, nhưng đã bị đánh trả quyết liệt. Tức tối vì không đạt được mục đích, chúng quay sang đốt phá thóc gạo, nhà cửa và giết hại dân lành. Hơn 100 thường dân, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em đã bị giết trong trận càn này, mở đầu cho một chiến dịch tàn sát trả thù hết sức dã man.
Với khẩu hiệu “đốt sạch, phá sạch, giết sạch“, ngày 7-2-1966, các đơn vị lính đánh thuê Park Chung Hee mở màn một chiến dịch hành quân khủng bố tàn bạo chưa từng có. Từ sáng sớm hầu hết các đơn vị pháo binh trong vùng của địch đều được lệnh nã đạn cấp tập vào Bình An. Làng quê nhỏ bé, hiền hòa bỗng chốc chìm ngập trong khói đạn. Vừa dứt tiếng pháo, lính Nam Hàn từ các phía ập đến. Phát hiện ra các hầm trú ẩn của dân ven làng, chúng thả lựu đạn cay xuống bắt mọi người phải trồi lên rồi thả sức tàn sát.
Ngay trong ngày đầu chiến dịch (7-2-1966), lính Nam Hàn đã giết chết 58 người. Riêng tại khu vườn nhà ông Phạm Chương (thôn An Vinh) chúng đã xả súng bắn chết một lúc 64 người. Cả hai vợ chồng ông Chương đều bị giết.
Những cuộc giết chóc, đốt phá ngày càng mở rộng qui mô và tăng thêm tính chất dã man. Ngày 12-2 là một ngày đẫm máu. Từ 10 giờ sáng, lính Nam Hàn bắt đầu cuộc tàn sát tại thôn Bính Đức. Chúng xả súng bắn vào bất cứ ai gặp trên đường hoặc bắt rồi hành hạ cho đến chết. Ở những nơi chúng gây tội ác (nhà ông Trần Ngô, khu vườn nhà ông Lê Phúc, khu nghĩa địa…), địch đã giết hại 26 người.
Đặc biệt ở khu nghĩa địa, chúng đã dã man trói người vào các tấm bia mộ rồi để phơi nắng cho đến lúc chết khô. Vào khoảng 1 giờ trưa, quân địch kéo sang chợ Sông Cạn (thôn Nhơn Thuận), dồn tất cả 33 người dân bị bắt vào bãi chợ rồi xả súng trung liên bắn chết. Xác người nằm chồng chất lên nhau. Chưa hả, 5 giờ chiều ngày hôm đó bọn lính khát máu lại gây ra một vụ thảm sát ở Lỗ Sỏi, 40 người dân vô tội bị giết một lúc.
Như vậy chỉ trong một ngày thảm sát, lính Nam Hàn đã giết chết 109 người. Xóm làng tiêu điều, xơ xác, người chết ngổn ngang khắp nơi.
Nhưng đó vẫn chưa phải là tận cùng tội ác của lính Hàn Quốc tại Việt Nam.
Những cuộc tàn sát rùng rợn nhất xảy ra vào giai đoạn cuối của trận càn. Từ ngày 15-2 đến ngày 26-2, chúng đã sát hại gần 600 người, chủ yếu tập trung vào hai ngày 23-2 và 26-2.
Chứng tích về vụ tàn sát tập thể ngày 23-2 là khu vườn nhà ông Trương Niên ở thôn An Vinh. Tại đây chúng đã dồn 90 người dân tới, dùng súng trung liên bắn chết sạch không trừ một ai. Thật tang thương khi trong số các nạn nhân, có những gia đình bị giết hết cả nhà.
sử tỉnh Bình Định như là một ngày đẫm máu và nước mắt với sự kiện thảm khốc diễn ra tại Gò Dài (thôn An Vinh). Trước khi kết thúc chiến dịch thảm sát kéo dài 3 tuần lễ, bọn lính Nam Hàn đã dồn tất cả những người chúng bắt được ở các nơi về đây. Như những con dã thú, chúng đã giết hại 380 người bằng những hành động man rợ nhất. Chúng điên cuồng hãm hiếp phụ nữ rồi giết chết dã man bằng cách dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình, chất rơm đốt lửa thiêu sống trẻ em…
Vụ thảm sát đã gây nên nỗi kinh hoàng. Sau những ngày hãi hùng, nhiều người còn sống sót phải bỏ làng ra đi. Từ một làng quê trù phú, Bình An bao trùm một không khí chết chóc, hoang tàn. Di tích còn lại về vụ thảm sát Gò Dài là một ngôi mộ tập thể dài 33m, rộng 1,5m chôn xác 380 nạn nhân.
Chiến dịch thảm sát của địch đã để lại cho Bình An những hậu quả thật thê thảm. Tổng cộng có trên 1.000 dân lành bị giết hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em. 1.535 trong tổng số 1.592 ngôi nhà bị tàn phá, 649 con trâu, bò bị chết… Sự sống ở Bình An bị hủy diệt đến nỗi dân làn không thể tiếp tục sinh sống được nữa phải phiêu bạt đi khắp nơi, đến 2 năm sau mới có người trở về. Những gì mà quân xâm lược gây ra trên đất Bình An là tội ác trời không dung đất không tha.
Năm 1990, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng 1 tấm bia căm thù tại hố bom Truông Đình cao 2m, rộng 3m ghi lại tội ác tày trời của đế quốc Mỹ và chư hầu. Hiện nay đã xây dựng nhà bia tưởng niệm các nạn nhân và tôn tạo các di tích.
Thảm sát Bình An
Thảm sát Bình An hay còn gọi là thảm sát Tây Vinh (tiếng Triều Tiên: 타이빈 양민 학살 사건) là một loạt các cuộc thảm sát do sư đoàn bộ binh thiết giáp thủ đô (hangul: 수도기계화보병사단; hanja:首都機械化步兵師團) của lính Hàn Quốc thực hiện đối với dân thường Việt Nam tại xã Bình An, nay là xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.Trong suốt cuộc hành quân, lính đánh thuê Park Chung Hee đã đột kích 15 thôn của xã Tây Vinh. Điển hình tại một thôn, họ đã lùng sục và bắn chết 68 người. Chỉ có 3 thường dân sống sót.
Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị
Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị là một tội ác chiến tranh của lính đánh thuê Hàn Quốc gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 12 tháng 2 năm 1968 tại khu vực Phong Nhị, tỉnh Quảng Nam, các đơn vị quân đội Hàn Quốc đã thảm sát hàng loạt thường dân không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
Thảm sát Hà My
Tương tự như Thảm sát Bình Hòa, thảm sát làng Hà My nay thuộc thôn Hà My Tây tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam do lính Hàn Quốc gây ra vào ngày 25 tháng 2 năm 1968 tại khu vực Hà My, tỉnh Quảng Nam. Các đơn vị binh lính đánh thuê Hàn Quốc đã vây bắt và giết chết 135 cư dân không vũ trang của làng Hà My.
Thảm sát Duy Trinh
Sáng 14/8/1968, lính Hàn Quốc đóng tại Hòn Bằng, cách làng Duy Trinh (Quảng Nam) chừng 400 m bắt đầu càn vào làng. Vừa đi chúng vừa bắn. Phần lớn người ở lại là người già, trẻ con và phụ nữ chạy xuống hầm trú ẩn. Quân địch phát hiện ra căn hầm nhà bà Thiệu tại xóm Mỹ An, liền ra lệnh mọi người ra khỏi nơi ẩn nấp, đứng xếp hàng trên miệng hầm. Một lát sau, chúng bắt tất cả trở lại hầm rồi bắt đầu cuộc giết chóc.
Rất lạnh lùng, lính Hàn Quốc thay nhau cứ bắn một phát lại ném một quả lựu đạn xuống hầm. Có tất thảy 14 người toàn bà già, phụ nữ, trẻ em vô tội bị sát hại thảm thương. Tất cả đều vùi trong căn hầm mà sau này trở thành ngôi mộ chung của họ.
Toán lính Hàn Quốc tiếp tục kéo qua xóm Vĩnh An cách đó chỉ chừng trăm mét. Vẫn hành vi man rợ như cũ, chúng lùa mọi người xuống hầm, lạnh lùng bắn một phát súng lại ném một quả lựu đạn. 18 thường dân vô tội khác đã thiệt mạng.
Tổng cộng, 32 đồng bào đã bị giặc giết trong vụ thảm sát ở làng Duy Trinh.
Ngày 06/06/2017, Ngày Tưởng niệm Hàn Quốc, Tổng thống mới đắc cử Moon Jae-in đã phát biểu trước các cựu binh Hàn Quốc trong Chiến tranh Việt Nam, tuyên bố rằng sự cất cánh kinh tế của Hàn Quốc một phần là nhờ sự “hy sinh” của họ tại Việt Nam vì lúc đấy chính quyền Hàn Quốc quyết định tham chiến cùng Mỹ vì lời hứa về đòn bẩy ngoại giao và viện trợ tài chính cho Hàn Quốc.
Bài viết này hoàn toàn không có chủ ý kích động hay làm quan hệ quốc tế xấu đi, nhưng đây là sự thật lịch sử mà mọi người đều phải biết, để nó không bị lãng quên. Lịch sử đều có mặt hai mặt, và đây chính là phần tối nhất. Hãy đọc bài viết này nhằm tiếp thu thêm kiến thức, chứ không phải thù hận.