10 Tiêu điểm

Tôi đã lùa 2000 con gà bằng fb ads như thế nào

Tôi đã tự tay phá hủy doanh nghiệp chỉ vì cố gắng làm 1 người sếp tốt
Thời mới khởi nghiệp, tôi đã từng cố gắng làm một ông sếp tốt. Tôi không bao giờ ép KPI, mà để nhân viên tự lên kế hoạch và làm việc theo khả năng. Lúc nào tôi cũng muốn tạo môi trường làm việc thoải mái để nhân sự thỏa sức sáng tạo, nên không quản chặt Deadline và chỉ tiêu. Cho dù nhân sự liên tiếp phạm lỗi và không đạt hiệu quả làm việc, tôi cũng chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng mà không răn đe nghiêm khắc. Tôi từng nghĩ rằng chỉ cần đội ngũ làm việc hiệu quả là được, quá trình như thế nào, tiểu tiết ra sao… không nên chặt chẽ quá.
Cố gắng làm sếp tốt là thế, nhưng cuối cùng tôi vẫn bị nhân viên đánh giá là không có cái “uy” của một người làm sếp. Nhân viên được chiều quá sinh hư, nên không bao giờ chủ động làm việc và cố gắng hết mình. Hiệu suất tuột dốc không phanh, điểm nóng liên tục phát sinh từ phía khách hàng nhưng không có ai đứng lên chịu trách nhiệm. Số liệu kinh doanh tôi không nắm được, lúc nào cũng phải đi hỏi từng quản lý của các phòng ban. Các cuộc họp diễn ra triền miên nhưng không giải quyết được vấn đề. Và cái gì đến cũng sẽ đến, doanh thu ở mức “chạm đáy”, chi phí “không tên” tiếp tục tăng lên khiến tôi rơi vào trạng thái kiệt quệ về cả sức lực lẫn tài chính.
Ngẫm đi ngẫm lại, tôi nhận ra rằng: “Đứng ở cương vị một lãnh đạo cũng giống như làm cha mẹ, càng nuông chiều, càng dễ dãi, đáp ứng mọi nhu cầu thì con cái sẽ càng hư hỏng”. Nếu vẫn cố làm sếp tốt thì chẳng mấy chốc công ty tan đàn xẻ nghé, bao công lập nghiệp đổ xuống sông xuống biển hết. Vậy là tôi quyết định ĐÓNG VAI ÁC.
Đầu tiên, tôi xem xét lại toàn bộ quy trình làm việc của các phòng ban, từng vị trí trong công ty rồi vẽ lại sơ đồ tổ chức, xây dựng bộ KPI phù hợp và áp dụng từ trên xuống dưới một cách đồng bộ. Việc này tiêu tốn của tôi rất nhiều thời gian và tiền bạc. Vẽ đi vẽ lại quy trình, KPI cả trăm lần, nhưng nếu còn chậm trễ ngày nào, công ty còn “tệ” ngày đó, nên tôi quyết tâm thực hiện tới cùng. Từ mục tiêu phòng ban, tôi phân bổ xuống cấp quản lý rồi tới từng nhân viên bên dưới. Gắn với mỗi mục tiêu, nhân viên lại có kế hoạch hành động, công việc cụ thể đi kèm rõ ràng. Tôi còn xây dựng cả hệ thống BÁO CÁO TỰ ĐỘNG, có vấn đề gì phát sinh sẽ gửi lại thông báo cho CEO/Manager NGAY LẬP TỨC.
Nếu như chỉ dừng lại ở chính sách thì mọi thứ đều rất phiến diện. Vì vậy, tôi đã sử dụng công nghệ 4.0: https://bit.ly/3vuKuFb để hỗ trợ và giúp tôi có đủ căn cứ, dữ liệu đưa ra quyết định chính xác nhất, khiến đội ngũ phải “tâm phục khẩu phục”.
Nhờ dữ liệu đánh giá hiệu suất chính xác trên phần mềm, nên tôi nắm rõ ai là người hoàn thành tốt không việc, ai đang có hiệu suất kém để có chế độ thưởng/phạt công minh. Không những vậy, phần mềm còn có chế độ thông báo nhắc nhở Deadline, việc nào hoàn thành đúng tiến độ thì báo xanh, việc nào chậm trễ sẽ báo đỏ, nên nhân viên của tôi thường ví nó như “cảnh sát”, “đóng vai ác” hộ sếp.
Chỉ sau 6 tháng, tôi nhận thấy nhiều thay đổi tích cực từ chính doanh nghiệp của mình. Đội ngũ nhân sự làm việc quy củ, nề nếp và hiệu quả hơn. Doanh thu tăng trưởng gấp đôi. Đó là 1 con số tôi chưa bao giờ ngờ tới. Các cấp quản lý tự chủ động xử lý điểm nóng mà không còn ỷ lại hay phụ thuộc vào tôi như trước. Cho dù tôi đi công tác hoặc có lịch đột xuất phải vắng mặt ở văn phòng, tôi vẫn theo dõi được toàn bộ công việc và quy trình phối hợp thông qua điện thoại, Ipad. Bây giờ tôi có thể dành thời gian cho những việc quan trọng hơn để phát triển công ty.
Những tưởng đóng vai ác thì nhân viên sẽ khó chịu và bỏ công ty nhưng mà không, đội ngũ lại trở nên gắn kết hơn. Vì thế, tôi cũng có cái “uy” của một người sếp.
Nếu bạn hỏi tôi làm thế nào trong thời gian ngắn có thể khiến doanh nghiệp “lội ngược dòng” như vậy, liệu có thuê chuyên gia nào về lĩnh vực quản trị để chỉnh đốn lại công ty không?, thì tôi xin khẳng định, một mình tôi không thể tạo nên kết quả này được. Tôi nhờ tới sự trợ giúp của công nghệ 4.0. Nếu không có công nghệ hỗ trợ, công ty không thể có được ngày hôm nay. Link tôi để ở đây, các Lãnh đạo/CEO gặp vấn đề như tôi thì hãy tham khảo: https://bit.ly/3vuKuFb
Làm sếp mà phải vào vai “ác” là điều chẳng ai thích, kể cả tôi cũng vậy. Nhưng để lãnh đạo hiệu quả, tôi nghĩ mình cần phải làm vậy. Đóng vai “ác” nhưng nhận lại kết quả tốt cho doanh nghiệp, tập thể phát triển đi lên thì tất cả đều xứng đáng.
Back to top button