Du học

Tại sao lại lựa chọn RMIT là trường cho con cái mình học

Là chi nhánh tại châu Á của RMIT Melbourne – trường đại học lớn nhất nước Úc, RMIT Việt Nam tự hào đào tạo hơn 14,600 sinh viên tại cả hai cơ sở Hà Nội và Nam Sài Gòn trong suốt 20 năm qua với các chương trình học chuẩn quốc tế, bám sát nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. 
Email này tổng hợp lại một số thông tin cần biết về Đại học RMIT Việt Nam, hy vọng sẽ hữu ích trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn trường đại học của bạn.
A. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO 
RMIT Việt Nam hiện giảng dạy 18 ngành học thuộc các lĩnh vực Kinh doanh, Sáng tạo, Kỹ thuật & Công nghệ và có thời gian học trung bình kéo dài 3 năm với 3 kỳ nhập học mỗi năm, bao gồm kỳ tháng 2, tháng 7 và tháng 10.
Vui lòng tham khảo danh sách ngành học và học phí tham khảo năm học 2021 dưới đây.
Ngành họcSố tín chỉSố môn họcHọc phí dự kiến(toàn chương trình)

KHOA KINH DOANH & QUẢN TRỊKinh tế và Tài chính 28824901.786.000 VNĐKinh doanh Quốc tếQuản lý Chuỗi cung ứng và LogisticsQuản trịDigital MarketingQuản trị Du lịch và Khách sạnQuản trị Nguồn nhân lựcKinh doanh Kỹ thuật số

*KHOA TRUYỀN THÔNG & THIẾT KẾTruyền thông Chuyên nghiệp28821901.786.000 VNĐThiết kế Ứng dụng Sáng tạo22Thiết kế (Truyền thông số)*18Quản trị Doanh nghiệp Thời trang*22Ngôn ngữ*22Sản xuất Phim Kỹ thuật số*21936.487.000 VNĐ

KHOA KHOA HỌC & CÔNG NGHỆCông nghệ Thông tin**28824901.786.000 VNĐKỹ sư Điện & Điện tử (Honours)*38432

Học phí chính thức:1.202.381.000 VNĐ 

Học phí ưu đãi: 841.666.700 VNĐ ***Kỹ sư Robot & Cơ điện tử (Honours)*Kỹ sư Phần mềm (Honours)* * Các ngành chỉ đào tạo tại cơ sở RMIT Nam Sài Gòn** Ngành học chính thức giảng dạy tại cơ sở Hà Nội từ tháng 10/2021.*** Trong năm 2021, RMIT triển khai chương trình học phí “Phát triển nguồn nhân lực”. Vì vậy, sinh viên đăng ký nhập học các ngành Kỹ thuật sẽ nhận được ưu đãi 30% học phí (tương đương khoảng 360 triệu đồng Việt Nam). 
B. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH 
1. Chương trình Đại họcTốt nghiệp THPTĐiểm trung bình lớp 12: trên 7.0/10Trình độ Tiếng Anh: IELTS trên 6.5 (không kỹ năng nào dưới 6) hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương2. Chương trình chuyển tiếp Đại học UniSTART
UniSTART là chương trình chuẩn bị nền tảng kiến thức và tiếng Anh để tân sinh viên sẵn sàng bước vào môi trường đại học quốc tế, với các điều kiện tuyển sinh sau:Tốt nghiệp THPT Điểm trung bình lớp 12: tối thiểu 6.0/10 Trình độ Tiếng Anh: IELTS 5.5+ (không kỹ năng nào dưới 5.0) hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương
C. CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG
Năm 2020, RMIT Việt Nam sẽ trao 64 suất học bổng dành cho tân sinh viên với tổng giá trị hơn 29 tỷ đồng. Để tìm hiểu về giá trị và tiêu chí xét duyệt của từng hạng mục học bổng, vui lòng tham khảo tại đây
 D. CÁC LỘ TRÌNH HỌC TẬP
Sinh viên RMIT có thể lựa chọn một trong những lộ trình du học ngắn hạn, dài hạn hoặc du học tại chỗ giúp tối ưu thời gian và chi phí như sau:2 năm tại Việt Nam + 1 năm tại Úc (áp dụng mức học phí tại Việt Nam)  Trao đổi 1-2 học kỳ tại 200+ Đại học đối tác (áp dụng mức học phí Việt Nam)1 năm tại Việt Nam + 2 năm chuyển tiếp tại Úc3 năm (toàn chương trình) tại Việt Nam hoặc ÚcVui lòng tìm hiểu các chương trình cho phép sinh viên trải nghiệm du học toàn cầu tại đây.  
 E. ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT DÀNH CHO TÂN SINH VIÊN RMIT CƠ SỞ HÀ NỘI
Tân sinh viên khi nhập học tại RMIT cơ sở Hà Nội trong năm 2020 sẽ được hưởng một trong những ưu đãi sau (chỉ áp dụng ưu đãi có giá trị cao nhất).Hoàn trả 30% học phí Tiếng Anh của chương trình Tiếng Anh cho Đại học và các môn Tiếng Anh trong chương trình UniSTART (áp dụng có điều kiện)  
Giảm 5% học phí cho sinh viên có người thân đã hoặc đang học tại RMIT Việt NamGiảm 10% học phí cho cựu sinh viên đã hoàn thành chương trình Đại học hoặc Sau đại học tại RMIT Việt NamGiảm 10% học phí chương trình Thạc sĩ tại RMIT cơ sở Melbourne cho cựu sinh viên đã hoàn thành chương trình Đại học hoặc Sau đại học tại RMIT Việt Nam (áp dụng có điều kiện)
Để được tư vấn chi tiết về chương trình học và quy trình tuyển sinh, Quý phụ huynh và Học sinh vui lòng liên hệ hotline 024 3726 1460 và theo dõi các trang fanpage RMIT & Cha mẹ và RMIT & Sinh viên tương lai để cập nhật thông tin về những sự kiện nhà trường tổ chức.
Trước xu hướng ôn thi với sự cạnh tranh khốc liệt về điểm số của học sinh, có thể thấy cha mẹ vẫn đặt niềm tin nhiều hơn vào những trường đại học có đầu vào tốt. Thế nhưng, “đầu vào” hay “đầu ra” mới là tiêu chí xác đáng hơn để đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập của một đơn vị giáo dục? Hãy cùng RMIT khám phá qua email này.
1. Đầu vào tốt tác động như thế nào tới môi trường đại học?
Không thể phủ nhận rằng đầu vào tốt tạo ra một môi trường học tập lý tưởng. Sinh viên có tố chất, có năng lực, có sự ganh đua, từ đó nhìn vào nhau để phấn đấu. Những bạn trẻ này vốn đã có nền tảng tốt, có tư duy vượt trội, có ý chí quyết tâm học hành, nên dù vào môi trường nào, các bạn cũng có thể nắm bắt cơ hội và gặt hái những thành công nhất định.  
Lấy ví dụ, một học sinh có khả năng tự học sẽ dễ dàng đạt điểm số cao trong kỳ thi đại học và đỗ vào ngôi trường mơ ước. Ở đại học, bạn sinh viên này dành phần lớn thời gian đọc sách, tự nghiên cứu tài liệu, chủ động đặt câu hỏi cho giảng viên. Những sinh viên năng động hơn có thể tham gia các câu lạc bộ hoặc đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm. Khi ra trường, bạn được nhận vào những công ty tốt nhờ kết quả rèn luyện và tham gia hoạt động ngoại khoá. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy đầu ra xuất sắc này phụ thuộc phần nhiều vào chính bản thân học sinh. Sẽ không có căn cứ xác đáng để đánh giá chất lượng giảng dạy của ngôi trường mà bạn ấy theo học trong trường hợp này.  
Vậy nên, đầu vào tốt thường kéo theo đầu ra tốt, nhưng rất khó để xác định điều gì góp phần lớn hơn vào đầu ra này – tức bản thân học sinh hay chất lượng giảng dạy của nhà trường. 
2. Khi nào đầu ra tốt có thể chứng tỏ chất lượng giảng dạy tốt? 
Đó là khi chất lượng đầu vào không quá xuất sắc nhưng chất lượng đầu ra lại có sự khác biệt rõ rệt. Sinh viên khi mới vào trường có thể chưa phải là những học sinh xuất sắc vượt trội. Tuy nhiên, môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi các con được khuyến khích để tìm ra điểm mạnh của riêng mình, biết mình thích lĩnh vực nào, hợp với các hoạt động gì. Nhờ đó, những sinh viên sẽ có bước thay đổi đột phá sau những năm đại học.  
Sự thật là có những bạn học sinh không phù hợp với việc học lý thuyết khô khan, nhưng lại cảm thấy thích thú và có nhiều ý tưởng sáng tạo khi được tự tay thực hiện các dự án nghệ thuật hoặc xử lý các tình huống kinh doanh trong doanh nghiệp. Cũng có những bạn học sinh chịu áp lực quá lớn khi phải học đều các môn dẫn tới kết quả thi đại học không tốt, nhưng lại có niềm say mê bất tận với những con số và ký tự trong bài toán lập trình. Trong những trường hợp này, môi trường giảng dạy hiện đại và cấp tiến sẽ giúp các bạn tìm hiểu bản thân sâu sắc hơn và tiếp cận với những hoạt động, dự án chuyên sâu và thực tiễn hơn. Từ đó, các bạn có cơ hội làm mới bản thân cả về mặt kiến thức và kỹ năng, trở nên tự tin và chắc chắn hơn khi gia nhập vào thị trường lao động sau đại học.
 
Vậy là, trường hợp đầu vào chưa xuất sắc nhưng đầu ra đáng ngưỡng mộ là một căn cứ hoàn toàn hợp lý để đánh giá chất lượng giảng dạy của nhà trường. Bởi xét cho cùng thì sự thành công và hạnh phúc của mỗi người không đến từ việc “hơn người khác” mà từ việc “hiểu và phát huy khả năng của chính mình”. 
 
Câu chuyện chọn trường đại học dựa trên chất lượng “đầu vào” hay “đầu ra” vẫn sẽ luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. RMIT tin rằng lựa chọn này nên được cha mẹ cân nhắc dựa trên tính cách và khả năng học tập của các con. Nếu con tự làm chủ được việc học và luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng, con học tập ở môi trường nào cũng sẽ đạt thành quả tốt đẹp. Ngược lại, nếu như con chưa đủ tự giác hoặc chưa có động lực tự vươn lên, việc lựa chọn những trường đại học có đầu ra tốt nên được cha mẹ ưu tiên hơn cả.
Ngày trải nghiệm trực tuyến 2020 không chỉ là nơi cho các con trực tiếp tìm hiểu và trải nghiệm ngành qua các lớp học thử, mà còn là không gian để cha mẹ trao đổi với chuyên gia, tìm hiểu thông tin về thị trường tuyển dụng và lắng nghe những lời khuyên đắt giá về hướng nghiệp cho con ở độ tuổi teen.

Trong email này, RMIT thân gửi đến anh/chị danh sách đầy đủ những hội thảo quan trọng dành riêng cho phụ huynh để thuận tiện cho anh/chị sắp xếp thời gian tham dự.
NgàyGiờHội thảo7/119:30 – 10:30 Tổng quan về RMIT: Các ngành học, Điều kiện tuyển sinh, Học bổng, Học tập ở nước ngoài10:30 – 11:30Trải nghiệm học tập tại RMIT Melbourne, Úc14:00 – 15:00Chăm sóc sức khỏe tinh thần học đường15:00 – 16:00Tự tin vào đời, sẵn sàng cho sự nghiệp16:00 – 17:00Chat cùng sinh viên RMIT cơ sở Nam Sài Gòn8/119:30 – 10:30Các ngành Kinh doanh & Quản trị: Định hướng nghề nghiệp và trò chuyện cùng chuyên gia15:00 – 16:00Hướng nghiệp cùng chuyên gia14/119:30 – 10:30 Tổng quan về RMIT: Các ngành học, Điều kiện tuyển sinh, Học bổng, Học tập ở nước ngoài (Tiếng Anh)10:30 – 11:30Tổng quan về RMIT: Các ngành học, Điều kiện tuyển sinh, Học bổng, Học tập ở nước ngoài14:00 – 15:00Chương trình tiếng Anh và Chuyển tiếp vào Đại học16:00 – 17:00Chat cùng sinh viên RMIT cơ sở Hà Nội15/119:30 – 10:30 Các ngành Truyền thông & Thiết kế: Định hướng nghề nghiệp và trò chuyện cùng chuyên gia10:30 – 11:30Các ngành Khoa học & Công nghệ: Định hướng nghề nghiệp và trò chuyện cùng chuyên giaĐể đăng ký tham dự từng hoạt động, anh/chị và con đừng quên click nút bên dưới và tạo tài khoản trên trang chủ của sự kiện. Nếu đã có tài khoản, anh/chị và con vui lòng đăng nhập và chọn các hoạt động mình quan tâm.

Anh/chị có biết, trung bình, khi quyết định cho con đi du học Úc, mỗi gia đình sẽ cần lên kế hoạch chuẩn bị tài chính để chi trả một số khoản chi phí như:

  • Học phí: ~27.000-34.000 đô la Úc/năm
  • Sinh hoạt phí (chi phí thuê nhà, điện nước, ăn uống, điện thoại & Internet, phương tiện công cộng, giải trí) (theo khảo sát & công bố của Bộ Nội vụ Úc): dao động từ 445 – 1.345 đô la Úc/tuần
  • Chi phí visa, vé máy bay khứ hồi: ~2.000 đô la Úc …

Nghe có vẻ nhiều, nhưng tin vui là du học sinh tại Úc có thể đi làm bán thời gian tối đa 40 giờ/2 tuần với mức lương tối thiểu theo quy định là 19,49 đô la Úc/giờ. Vì thế, con hoàn toàn có thể trang trải được phần nào chi phí du học cũng như có thêm cơ hội nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng mềm. 
Mọi người cứ nghĩ du học đắt đỏ lắm, chỉ dành cho những gia đình có điều kiện. Nhưng trong khoảng thời gian em ở Melbourne, dù chỉ làm khoảng 20 tiếng/tuần nhưng khoản thu nhập em có thêm thu nhập từ những công việc bán thời gian đủ giúp em chi trả những khoản sinh hoạt phí hàng ngày. Em thậm chí còn dư tiền đi du lịch mà không cần phải xin bố mẹ. Cũng nhờ các công việc này mà em nhận thấy mình trưởng thành hơn nhiều về khoản kỹ năng mềm, thái độ làm việc và sự tự tin, dạn dĩ.” – em Dương Kiều Khanh, sinh viên ngành Kinh tế & Tài chính hiện đang du học tại RMIT Melbourne từng chia sẻ.

Nhiều gia đình hiện nay có định hướng cho con đi du học ngay từ rất sớm. Trước khi chọn điểm đến và ngôi trường phù hợp, còn rất nhiều vấn đề khác cha mẹ cần chuẩn bị. Trong email này, Đại học RMIT đưa ra 4 điều cơ bản nhất mà bất cứ gia đình nào cũng cần “trang bị” cho con trong hành trình du học.

1. Rèn cho con tính tự lập, tự chăm sóc bản thân
Cha mẹ có thể rèn cho con tính độc lập ngay từ hôm nay bằng cách cho con tự làm các công việc hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo… Để rèn cho con tính độc lập, cha mẹ cần cương quyết. Nếu phòng riêng của con bẩn, hay con lười giặt đôi giày của mình thì cha mẹ cũng không nên làm hộ con. Qua đó, con dần sẽ tự cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên sớm cho con rèn luyện những kỹ năng tự ứng phó trước các tình huống bất ngờ hay hiểm nguy trong cuộc sống như cháy nổ, động đất, trộm cướp. Có thể cho con tham gia các lớp học bơi, kỹ năng tự vệ hay cùng con đọc các trang web phổ biến kiến thức về bảo vệ bản thân.2. Hướng nghiệp và rèn luyện kỹ năng mềm cho conTrên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp sinh viên Việt Nam qua nước ngoài học tập, nhưng chọn sai nghề, dẫn đến chuyện bị khủng hoảng tâm lý, học hành chểnh mảng, hay tệ hơn là phải bỏ về nước giữa chừng vì không theo được chương trình học. Để tránh chuyện “tiền mất, tật mang”, cha mẹ nên sớm cùng con xác định ngành nghề con mong muốn theo đuổi, từ đó lựa chọn trường và chương trình học phù hợp với sở thích và đam mê của con.3. Chuẩn bị về ngoại ngữ và văn hoáNgay từ bây giờ, cha mẹ có thể giúp con rèn luyện ngoại ngữ và tìm hiểu về văn hoá thông qua một số hình thức đơn giản sau đây:— Học ngoại ngữ: Cho con tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm để con học tiếng một cách thật tự nhiên. Điều quan trọng nhất trong việc học một thứ tiếng khác là con có thể tư duy bằng chính ngôn ngữ đó chứ không phải chỉ học thuộc lòng. Khi con đã thành thạo các ngôn ngữ này thì việc vượt qua các kỳ thi đánh giá năng lực ngôn ngữ để đủ tiêu chuẩn du học chỉ là chuyện nhỏ.— Tìm hiểu văn hoá: Xem phim và các chương trình truyền hình của nước bạn để hiểu các thói quen sinh hoạt và cách nói chuyện hàng ngày của họ. Tham dự các sự kiện văn hoá được tổ chức bởi đại sứ quán các nước… Ngoài ra, gia đình cũng có thể chủ động đăng ký làm homestay cho khách du lịch ở Việt Nam hay khuyến khích con tình nguyện tham gia các nhóm dẫn tour trong ngày cho người người nước ngoài.  Nếu có điều kiện về thời gian và tài chính, cha mẹ cũng có thể cân nhắc cho con đi du lịch tại nước định tới du học hoăc tham gia các khoá học hè hay khoá học trao đổi văn hoá ngắn hạn.4. Chuẩn bị về tài chínhDưới đây là một số gợi ý giúp cha mẹ lên kế hoạch tài chính du học cho con:— Dự tính các khoản chi phí cần chi (các khoản chi bao gồm tiền học phí, chi phí ăn ở, các khoản chi phí cá nhân tối thiểu hàng tháng, tiền làm giấy tờ, tiền vé máy bay…)— Chọn trường và quốc gia có chi phí phù hợp với sở thích của con và điều kiện tài chính của gia đình.— Khuyến khích con tìm hiểu và xin học bổng, nhằm giảm gánh nặng tài chính cho gia đình.— Lên kế hoạch dành dụm, tiết kiệm tiền từ sớm (thông qua các hình thức như gửi tiết kiệm ngân hàng, đóng bảo hiểm giáo dục…)— Tìm hiểu về các chương trình du học kết hợp thời gian học ở Việt Nam, cho phép con làm quen dần với môi trường quốc tế tại Việt Nam, trước khi chuyển tiếp sang học nước ngoài.
Hiện tại Đại học RMIT có các hình thức Du học đa dạng từ Du học tại chỗ (học 3 năm hoàn toàn tại Việt Nam), Du học trao đổi (2 năm tại Việt Nam, 1 năm tại nước ngoài), Du học chuyển tiếp (1 năm tại Việt Nam, 2 năm tại nước ngoài) hoặc Du học thẳng sang RMIT Melbourne. Hay tham dự hội thảo “Du học tại RMIT Melbourne” vào ngày 19/4 để:✔️ Khám phá thông tin về hơn 450 chương trình học thuộc 12 lĩnh vực, từ Kinh doanh, Khoa học, Y tế đến Nghệ thuật, Thiết kế, Thời trang, Công nghệ, Kiến trúc, Xây dựng, Truyền thông, Luật… và chọn ngành nghề phù hợp cho con; ✔️ Tìm hiểu những lợi ích khi nộp hồ sơ ứng tuyển từ cơ sở RMIT Việt Nam như quy trình xét duyệt ngắn hơn, tư vấn ngành học kỹ lưỡng với nhiều lựa chọn từ bậc phổ thông, dự bị Đại học, các chương trình Tiếng Anh, Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ,…;✔️ Giao lưu với các cựu sinh viên tốt nghiệp tại RMIT Melbourne để tìm hiểu cuộc sống & học tập ở Úc;✔️ Nắm bắt các cơ hội học bổng và quyền lợi ở lại Úc làm việc sau tốt nghiệp.

Một dịp lễ kỷ niệm Ngày phụ nữ Việt Nam mới lại đến. Đại học RMIT gửi lời chúc sức khỏe và bình an đến các chị, các mẹ, một nửa của thế giới; và gửi đến quý anh/chị bài viết về hai phương pháp giáo dục của hai người phụ nữ, hy vọng sẽ cung cấp thêm một cách nhìn và truyền cảm hứng cho các anh/chị trên hành trình làm cha mẹ của mình.


Vào năm 2011, dư luận thế giới xôn xao về cuốn sách “Khúc chiến ca của mẹ hổ” kể lại phương pháp dạy con nghiêm khắc đến tàn nhẫn mà người mẹ gốc Hoa Amy Chua áp đặt lên hai cô con gái của mình. Người ta sửng sốt trước những quy định hà khắc đến vô lý như “cấm biểu diễn văn nghệ ở trường”, “cấm chơi bất cứ nhạc cụ nào ngoài dương cầm và dương vĩ” hay “cấm xem ti vi”. Câu chuyện tập chơi đàn với những màn quát tháo, xé sách, giậm chân, đe nẹt nổi tiếng của bà mẹ này khiến không ít người cảm thấy lo lắng và phẫn nộ. Với các bậc cha mẹ hổ, kỉ luật là cách duy nhất để rèn luyện con trước xã hội cạnh tranh khốc liệt không chừa chỗ cho những kẻ yếu hèn.

Sau đó 3 năm, cuốn sách “Nuôi dạy con kiểu cá heo” của Shimi Kang lại một lần nữa khiến các bậc cha mẹ phải suy nghĩ về cách nuôi con. Là một bác sĩ tâm lý, Kang cho rằng chính phương pháp dạy con độc đoán kiểu hổ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng người trẻ mất phương hướng, không động lực, nghiện ngập, lo âu và trầm cảm. Những trang sách của chị viết về hít thở sâu, uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên và ngủ đủ giấc – những điều giản dị “xa xỉ” đối với các chú hổ con. Với Kang, chìa khoá nuôi dạy con là sự cân bằng – chỉ có cuộc sống lành mạnh và vui vẻ mới nuôi dưỡng trí tò mò và khát vọng hoàn thiện. Từ đó khơi gợi nguồn động lực tự thân mạnh mẽ – sức mạnh giúp cá heo con tự bơi đầy tự tin và hạnh phúc giữa những dòng chảy biến động không ngừng của cuộc đời.

Tôi hay nhìn hàng dài cha mẹ đứng dưới cái nắng 40 độ trước cổng một ngôi trường chuyên danh tiếng ở Hà Nội mà tự hỏi điều gì khiến họ khao khát cho con mình vào học tại đây đến thế… cho đến khi con mình đứng trước ngưỡng vào lớp 10. Tôi bỗng thấy câu chuyện về mẹ hổ không hề xa lạ với chính mình và những bậc cha mẹ xung quanh. Nhưng tôi cũng nhận ra, đâu đó sâu thẳm, tôi muốn con mình trở thành một chú cá heo con.

Bởi vì, những đứa trẻ của thế kỉ 21 cần nhiều hơn là những công thức có sẵn. Google, máy tính, robot đã có thể giúp chúng ta truy xuất những dữ liệu khổng lồ. Thế giới hiện đại đòi hỏi chúng ta cần “đặt những câu hỏi đúng” chứ không chỉ là biết câu trả lời. Cách dạy con cá heo hoàn toàn không đồng nghĩa với nuông chiều và nơi lỏng kỉ luật. Thực ra, dạy con biết lắng nghe trực giác, trân trọng bản thân và thích nghi với sự không hoàn hảo mới là kim chỉ nam đúng đắn giúp con sinh tồn, phát triển bản thân và chạm đến thành công. Bởi vì con nên được biết rằng, cuộc đời thực không có đáp án được điểm 10 hoàn hảo, chỉ có hợp lý hay không, kịp thời hay không.

Dù chọn là mẹ hổ hay mẹ cá heo, chúng ta đều hiểu, dù là phương pháp nào cũng đều xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất đến cho con.

NHỮNG SINH VIÊN THEO HỌC RMIT

Image may contain: 1 person, text that says "Meet STUDENTS our Pham Hanh Quyen MBA scholarship recipient RMIT UNIVERSITY ERSITY"

Sau khi tốt nghiệp Cử nhân tại Hoa Kỳ, Phạm Hạnh Quyên quyết định trở về Việt Nam làm việc để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, cũng như hoạch định con đường sự nghiệp và đề ra các mục tiêu cá nhân.
3 năm làm Quản trị viên tập sự tại một tập đoàn bảo hiểm toàn cầu của Anh đã giúp Quyên có cái nhìn toàn diện về cách thức hoạt động của các phòng ban khác nhau trong một doanh nghiệp. Đó là cơ sở để Quyên quyết định theo học ngành Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại RMIT. Quyết định này phần nào khiến cuộc sống của Quyên bận rộn hơn vì vừa đi học vừa đi làm toàn thời gian nhưng là bước đi phù hợp giúp cô nhanh chóng hiện thực hóa con đường trở thành quản lý trong lĩnh vực tài chính – bảo hiểm mà cô theo đuổi tại Việt Nam.
Quyên hy vọng cơ hội học tập chung với những cá nhân kiệt xuất, được áp dụng cả lý thuyết lẫn kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt sẽ giúp cô ‘hóa giải’ vô số các vấn đề kinh doanh khác nhau. Ngoài ra, lựa chọn chuyên ngành phụ Công nghệ và Đổi mới tại RMIT sẽ trang bị thêm cho Quyên nhiều kiến thức về chuyển đổi kỹ thuật số, một xu hướng tất yếu với ngành bảo hiểm tại một thị trường đang phát triển thần tốc như Việt Nam.
“Điểm khác biệt trong chương trình MBA tại RMIT chính là ở nội dung đa dạng, không chỉ tập trung vào kiến thức quản lý nói chung. Học viên được học những bộ kỹ năng quan trọng, có tính ứng dụng cao như kỹ năng lãnh đạo, công nghệ và phân tích.”
Xuất sắc giành được suất học bổng MBA tại RMIT, Quyên khuyến khích các bạn trẻ có mong muốn phát triển sự nghiệp đừng bỏ lỡ cơ hội này. Bí quyết đạt học bổng, theo Quyên, là tìm hiểu kỹ về trường và hơn hết là kiên trì với mục tiêu của bản thân.
“Quan trọng là bạn cần biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, và cách sử dụng điểm mạnh để bù đắp cho điểm yếu như thế nào. Hãy nói rõ điều này trong bài luận và trong buổi phỏng vấn!”

Image may contain: 1 person, text

CÓ GÌ Ở THƯ VIỆN RMIT VỚI KHO SÁCH TIẾNG ANH LỚN NHẤT VIỆT NAM?? 50,000 đầu sách giấy đa dạng các thể loại từ kinh doanh, quản trị, đến tài chính, marketing, từ sách nghiên cứu khoa học, nghệ thuật đến các tiểu thuyết kinh điển lẫn đương đại? 100,000 tạp chí chuyên ngành từ các cơ sở dữ liệu nghiên cứu lớn trên thế giới như Passport (Euromonitor), ABI/INFORM Collection (ProQuest), Business Source Complete (EBSCO)? 500,000 sách điện tử được chia sẻ bởi RMIT Melbourne là nguồn dữ liệu tuyệt vời có thể tiếp cận từ bất cứ đâu? Kho DVD phim tài liệu, khoa học, giải trí để bạn đa dạng hóa trải nghiệm nghiên cứu của mìnhNguồn sách và tài liệu đều bằng tiếng Anh giúp bạn làm quen với việc tiếp cận kho tàng tri thức thế giới, một kỹ năng tối cần thiết cho việc học tập và phát triển bản thân lâu dài.“Tài liệu thì không thiếu, chỉ sợ các bạn dùng không hết thôi.”, đây là chia sẻ vui của anh Nguyễn Trọng Thi, thủ thư tại thư viện RMIT.

Image may contain: 1 person, text that says "MEeee Meet our students TRAN THI THU HUONG Scholarship recipient MBA student RMIT UNIVERSITY"
Câu nói ưa thích của Trần Thị Thu Hương là của cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt: “The biggest room in the world is the room for improvement”. Vì lẽ đó, với tham vọng phát triển sự nghiệp lên các vị trí lãnh đạo trong tương lai, Hương luôn không ngừng học hỏi, tích lũy trong công việc lẫn học tập. Cô là một trong bảy tân học viên thạc sĩ mới nhận học bổng của RMIT kỳ này và đang theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
“Tôi tin rằng, theo đuổi tấm bằng MBA sẽ giúp mình phát triển bản thân một cách chuyên nghiệp, có được cái nhìn đa chiều và hiểu rõ tầm nhìn của người lãnh đạo trong doanh nghiệp.” – Hương cho biết.
“Các doanh nghiệp trong và ngoài nước rồi sẽ dần hồi phục sau đại dịch COVID-19, và tôi tin rằng sẽ có nhiều cơ hội để mình có thể nắm giữ những vai trò quan trọng hơn trong sự nghiệp nếu bản thân bắt đầu nâng cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết ngay từ bây giờ.”
Trong 5 năm qua, với tình yêu và niềm đam mê với các công việc về quản lý văn phòng, trợ lý… Hương đã nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp và hiện đang giữ vai trò Giám đốc hành chính kiêm trợ lý cấp cao ở một công ty xây dựng lớn tại Hà Nội. Cô hi vọng mình sẽ học được nhiều kiến thức mới về quản trị doanh nghiệp, vận hành, và kinh doanh trong các môi trường liên văn hóa…
Mục tiêu lâu dài của Hương là thành lập một tổ chức/doanh nghiệp chuyên đào tạo kỹ năng cho nghề trợ lý – vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp nhưng thường xuyên bị đánh giá thấp.
“Tại các nước phát triển, trợ lý được coi là một nghề đóng vai trò quan trọng trong nhiều doanh nghiệp và tổ chức. Thế nhưng, tại Việt Nam, nghề này không được nhìn nhận đúng mức, và vì thế, không có nhiều cơ sở đào tạo nâng cao trình độ cho những người làm công việc này. Tôi muốn thành lập một tổ chức chuyên đào tạo kỹ năng cho các trợ lý, đồng thời, cung cấp dịch vụ đào tạo trợ lý cho các công ty có nhu cầu, cũng như cung cấp nhân sự làm nghề này cho các công ty.” – Hương chia sẻ.


RA MẮT SÁNG KIẾN LEAN IN CIRCLES DÀNH CHO NỮ HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC TẠI RMIT HÀ NỘINgày 24/11/2020 vừa qua, Bộ phận Tư vấn Nghề nghiệp của ĐH RMIT đã tổ chức lễ ra mắt Lean In Circles, một sáng kiến nhằm kết nối các thế hệ nữ học viên sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) tại ĐH RMIT cơ sở Hà Nội. Sự kiện có sự tham gia của các nữ học viên, giảng viên của RMIT, cùng 2 gương mặt khách mời là Linh Trương, đồng sáng lập Lean In Vietnam và Nguyễn Bảo Nhung, cựu học viên tại RMIT, đồng thời là thành viên của Lean In Circles tại cơ sở Nam Sài Gòn. Lean In Circles là sáng kiến kết nối cộng đồng nữ giới trên toàn cầu của Sheryl Sandberg, tác giả cuốn sách “Lean In”, cựu Giám đốc Vận hành (COO) của Facebook. Tại RMIT, cộng đồng Lean In Circles được thành lập đầu tiên tại cơ sở Nam Sài Gòn vào tháng 7/2019 bởi Bộ phận Tư vấn Nghề nghiệp, với thành viên là các nữ học viên và cựu học viên sau đại học. Trong hơn 15 tháng hoạt động, đã có 12 buổi gặp mặt được tổ chức, mỗi buổi có một chủ đề riêng liên quan tới công việc, sự nghiệp, cuộc sống của nữ giới, như Hoạch định Sự nghiệp và Cuộc sống sao cho cân bằng, Xây dựng tầm ảnh hưởng tới người khác, hay Xây dựng những thói quen mới để sáng tạo hơn… Mỗi buổi gặp mặt sẽ do một thành viên chịu trách nhiệm lên nội dung và tổ chức hoạt động. Phát biểu tại buổi ra mắt tại Hà Nội, bà Felicity, Giám đốc bộ phận Tư vấn nghề nghiệp RMIT, cho biết: “ Lean In Circles là một cộng đồng tuyệt vời để các nữ học viên và cựu học viên sau đại học tại RMIT có thể kết nối với nhau, học tập từ nhau để có cuộc sống và sự nghiệp thành công. Phương châm của chúng tôi là ai cũng có gì đó giá trị để trao cho người khác, đó là cách phái nữ chúng ta hỗ trợ nhau cùng thành công.”Nếu bạn là một học viên đã, đang hoặc sẽ theo học tại RMIT, đây sẽ là một hoạt động vô cùng hữu ích giúp bạn xây dựng quan hệ với những thành viên thành đạt trong cộng đồng Lean In Circles, học hỏi từ họ để bồi đắp thêm cho sự nghiệp của mình, cũng như biết được cách cân bằng giữa công việc, học tập và cuộc sống hiệu quả.

Image may contain: 1 person, text that says "Meet our students DO TIEN SON Scholarship recipient MBA student RMIT UNIVERSITY"


ĐỖ TIẾN SƠN: “HỌC MBA ĐỂ NẮM GIỮ NHỮNG TRỌNG TRÁCH CAO HƠN TRONG TỔ CHỨC”Đỗ Tiến Sơn là một trong bảy học viên nhận được học bổng thạc sỹ kỳ vừa rồi của ĐH RMIT. Sơn cho rằng việc giành được học bổng MBA là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực trong học tập và sự nghiệp của mình, đồng thời, là động lực giúp anh tiếp tục đạt được những thành công tiếp theo trên con đường đã chọn.Đặt ra cho bản thân mục tiêu thăng tiến lên những vị trí quản lý cao hơn trong ngành ngân hàng trong vài năm tới, Sơn đã quyết định theo đuổi tấm bằng MBA tại RMIT nhằm nâng cao các kỹ năng cần thiết để hiện thực hóa giấc mơ của mình.Năm 2016, với tầm bằng cử nhân RMIT, Sơn đã xuất sắc thuyết phục nhà tuyển dụng để điền tên mình vào một vị trí công tác tại bộ phận khách hàng doanh nghiệp – Ngân hàng HSBC. Với sự nỗ lực và học hỏi không ngừng của bản thân, anh đã có bước tiến quan trọng trong sự nghiệp khi gia nhập Standard Chartered với tư cách một chuyên viên khách hàng doanh nghiệp trẻ tuổi sau chỉ gần hai năm bước chân vào ngành tài chính.Nhưng đó chỉ là những bước đầu tiên trên con đường sự nghiệp mơ ước. Xa hơn, Sơn mong muốn có cơ hội được giao phó những trọng trách quan trọng hơn trong tổ chức. Vì vậy, anh tin rằng mình cần phát triển hơn nữa về kiến thức chuyên ngành và kỹ năng quản trị, khả năng hợp tác cũng như mở rộng các mối quan hệ với các doanh nghiệp.“Các môn học như “Tư duy Thiết kế trong Kinh doanh” và nhiều môn học quản trị doanh nghiệp khác trong chương trình MBA tại RMIT sẽ giúp tôi có cái nhìn toàn cảnh dưới góc độ chủ doanh nghiệp, hiểu được cách mà họ quản lý doanh nghiệp của mình, từ đó tôi có thể cung cấp các giải pháp tài chính chính xác và hiệu quả hơn.” – Sơn chia sẻ

Image may contain: 1 person, text that says "KHOI NGHIEP DUNG XEM NHE QUAN TRI RUI RO Nguyen Phương Dung Founder, Puluong Glamping RMIT UNIVERSITY"


KHỞI NGHIỆP ĐỪNG XEM NHẸ QUẢN TRỊ RỦI RO? Nhiều người cho rằng ưu điểm nổi bật của các nhà khởi nghiệp là “dám chấp nhận mạo hiểm để đạt thành công”. Tuy nhiên, Nguyễn Phương Dung, nhà sáng lập Puluong Glamping lại có một quan điểm khác cho riêng mình.”Nhiều start-up rơi vào bẫy chưa chuẩn bị kỹ càng mà vẫn mong “đánh nhanh thắng lớn”. Đó là một xu hướng vô cùng nguy hiểm và là lý do chính khiến nhiều dự án khởi nghiệp thất bại ngay từ chặng đường đầu tiên.””Giai đoạn đầu khi chuẩn bị ra mắt Puluong Glamping, chúng tôi đã rất hào hứng trước ý tưởng đầy thú vị và mới mẻ này. Chúng tôi thậm chí còn muốn bắt đầu sớm nhất có thể. Tuy nhiên, thay vì vội vã, chúng tôi lùi lại một bước để dự trù cho nhiều kịch bản có thể ra và đặt cho mình câu hỏi: liệu mình có đủ năng lực để đương đầu với trường hợp tệ nhất? Dịch bệnh vừa qua không nằm trong kế hoạch, nhưng nó cũng phần nào gần với kịch bản xấu mà chúng tôi đã chuẩn bị. Do đó, khi điều đó xảy ra, chúng tôi có đủ sự sẵn sàng và kiên nhẫn để cùng nhau vượt qua và chuẩn bị cho giai đoạn “bình thường mới”.”, Nguyễn Phương Dung chia sẻ”Thay vì lao vào rủi ro với hi vọng thành công, tôi chọn chỉ chấp nhận những rủi ro được tính toán trước. Đó là điều tôi đã học được từ chương trình Thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế tại RMIT. Cùng với nhiều bài học hữu ích khác, chương trình học là chặng đường chuẩn bị quý báu cho những gì tôi đạt được trong hiện tại.”Thành công không đến từ trực giác hay may mắn đơn thuần, nó là kết quả của hành trình học hỏi và phát triển không ngừng. Hãy bắt đầu ngay chặng đường thay đổi để hoàn thiện của chính mình.

Back to top button