10 Tiêu điểm

Học gì để lên đai – kn tự học không qua mất xèng

Năm 2021 vừa rồi nhìn lại thấy thành tựu lớn nhất của mình là học được kha khá và kết quả cũng không tệ nên Tuệ Lâm muốn chia sẻ với mọi người một vài nguồn và phương pháp học hiệu quả:
1. Online courses
Thực ra có rất nhiều khóa free trên Coursera hay Udemy nhưng Lâm không khuyến khích học các khóa này lắm, không phải vì nội dung không hay, mà vì những gì miễn phí thường không cho chúng ta đủ động lực và sự chăm chỉ cần thiết để hoàn thành đúng hạn, hãy học các khóa phải trả phí, dù ít dù nhiều cũng khiến ta “tiếc” mà cố gắng học, và chắc chắn hiệu quả cao hơn nhiều.
Có 2 nguồn mà Lâm thực sự đánh giá cao (và đã học 6 khóa):
– GITIHO: nguồn hiếm hoi các khóa tiếng Việt mà content rất chất lượng, đặc biệt là Excel và Data Analysis. Không cần học gì xa vời, chỉ cần master 2 kỹ năng này thôi Tuệ Lâm tin các bạn có thể upgrade skill với mức lương +$500. Học phí trên Gitiho khá “mềm”, hầu hết đều tầm $30 trở lại
– OUTLIER: chủ yếu là curriculum đại học, nhưng content thật sự không chê được điểm nào, học mà cứ có cảm giác như đang xem phim (so thrilling). Highly recommend môn Statistics, Macroeconomics, Psychology. Học phí trên Outlier thì hơi cao, nhưng tin Lâm đi, thực sự đáng tiền ($400/subject).
2. Các loại chứng chỉ
– Chắc chắn ai trong số chúng ta cũng từng học một trong số các loại này: tiếng Anh (TOEFL, IELTS), học thuật (SAT, GMAT, ACT), chứng chỉ ngành (CFA, CPA, ACCA, etc) và Lâm học đủ cả 3 mà không thông qua bất kỳ trung tâm hay khóa học nào, điểm cũng trong top 5%. Lâm tự thấy không phải mình xuất sắc, chỉ là mình biết học đúng cách, đúng nguồn và đúng trọng tâm. Lời khuyên ở đây là học nguồn chính thống và chỉ cần master “sách giáo khoa” của các nguồn này là chúng ta có thể đạt điểm như ý rồi. VD: IETLS làm tầm 3-4 quyển Cambridge là easily 8.0 (writing thì chịu khó đọc nhiều là viết sẽ lên tay), GMAT làm hết OG, Verbal & Quant Review (cả phần Advanced) là đạt 700+, CFA chỉ cần học đủ 5 cuốn SchweserNotes là pass rồi. Nhớ ở đây là “master”, tức tất cả các kiến thức trong đây chúng ta nằm lòng bàn tay rồi rồi muốn học thêm nguồn nào khác thì học. Thực ra với các loại chứng chỉ này, học nhiều nguồn rất dễ bị mất tập trung và khiến mình bị cảm giác “overloaded” nên Lâm không khuyến khích học đa dạng lắm (trừ khi chúng ta quá rảnh và chả biết làm gì ngoài học).
3. Soft skills
– Personally thì Lâm thích học những thứ về art. Sau này khi có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều tầng lớp người khác nhau, Lâm nhận ra kiến thức về art thực sự khiến mình ghi điểm trong các cuộc hội thoại lần đầu, và đó có lẽ là món đầu tư “hời nhất” vì ấn tượng tốt đẹp đầu tiên là tiền đề cho rất nhiều cơ hội sau này. Vậy nên Lâm cũng khuyên các bạn trẻ nên dành thời gian học một kỹ năng nào đó làm “món trang sức” đặc biệt cho mình.
4. Mục đích học
– Học thứ gì cũng phải trả lời câu hỏi quan trọng nhất: học xong dùng làm gì. Ngày xưa lúc cầm 28 triệu trong tay Lâm đã quyết định đầu tư chứng khoán chứ không phải học CFA vì mình nhìn đầu ra thấy việc đầu tư đem lại outcome tốt hơn nhiều (tất nhiên vì hồi đó Lâm không dư dả gì nên không thể làm cả 2). Bây giờ các bạn trẻ cũng nên nghĩ nghiêm túc về việc này, nếu học chỉ để lấy label xong để đó thì là khoản đầu tư rất rất tệ. Câu hỏi nên trực diện thế này: sở hữu chứng chỉ này xong mình có xin việc tốt hơn được không? Lương có tăng được không? Học xong có dùng được luôn không?… Nếu không thì chúng ta đang chọn học “sai” thứ cần học rồi.
Việc học bản thân nó không bao giờ vô ích, nhưng học cũng cần “prioritize” và phải học đúng cách thì mới giúp “nâng hạng” bản thân được nên lời khuyên của Lâm vẫn cứ là phải tìm đúng đường đã, rồi hãng học.
Nguồn : Tuệ Lâm
Back to top button