Tiêu dùng

Từ 1/8/2024 nhiều địa phương không được PHÂN LÊ BÁN NỒN cùng giá đất nguy cơ tăng phi mã

Với nền giá đất mới từ đô thị tới nông thôn rục rịch tăng từ nửa năm nay dự là sẽ tăng hơn nữa sau 1.

105 thành phố, thị xã không được phân lô, bán nền từ 1/8

105 thành phố, thị xã không được phân lô, bán nền từ 1/8

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8, không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng 81 địa phương so với quy định hiện hành.

Cụ thể, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II, III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Với những khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định khu vực chủ đầu tư có thể phân lô tách thửa và chuyển nhượng cho cá nhân tự xây nhà ở.

Trong khi đó, luật hiện hành chỉ ngăn chặn phân lô, bán nền tại các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V.

Như vậy, quy định mới sẽ cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng thêm 81 địa phương so với quy định hiện hành.

Danh sách 105 thành phố, thị xã không được phân lô, bán nền từ 1/8. Biểu đồ: Hồng Khanh

Ngoài 2 đô thị loại đặc biệt gồm Hà Nội và TP.HCM sẽ bị siết phân lô bán nền còn có 22 đô thị loại I.

Trong đó, có 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 19 thành phố thuộc tỉnh gồm Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh, Hải Dương, Pleiku, Long Xuyên.

36 đô thị loại II bao gồm các thành phố thuộc tỉnh: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum, Dĩ An, Yên Bái.

45 đô thị loại III với 29 thành phố và 16 thị xã.

Cụ thể, 29 thành phố là Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hội An, Hưng Yên, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn, Phổ Yên, Tân Uyên, Bến Cát, Gò Công.

16 thị xã gồm: Sơn Tây, Cửa Lò, Phú Thọ, Bỉm Sơn, La Gi, Sông Cầu, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng Yên, Kỳ Anh, Bình Minh, Đông Triều, Phú Mỹ, An Nhơn, Kiến Tường.

Hồng Khanh

Đất nền huyện Thạch Thất dưới 2 tỉ đồng/lô được săn đón

Phân khúc đất nền 2 tỉ đồng/lô ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) đang được nhiều nhà đầu tư săn đón.

Hà Nội có 6.764 cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi xử lý, sắp xếp lại

Theo số liệu của Sở Tài chính TP.Hà Nội, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số cơ sở nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị của thành phố quản lý, sử dụng thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là 6.764 cơ sở. Trong đó, khối sở, ban, ngành có 1.202 cơ sở; khối quận, huyện, thị xã 4.520 cơ sở; khối doanh nghiệp nhà nước 1.042 cơ sở…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo phản ánh của cử tri sau kỳ họp thứ 14 HĐND của UBND TP.Hà Nội, hiện nay, Thành phố đã thực hiện sáp nhập, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ quan, đơn vị… nên nhiều nhà đất công bị bỏ hoang, một số khu nhà, căn hộ tái định cư, tài sản công để không lâu năm bị hư hỏng, xuống cấp. Do đó, cử tri đề nghị Thành phố tiến hành rà soát, có biện pháp giải quyết, tránh lãng phí trong thời gian tới.

Về vấn đề này, UBND TP.Hà Nội cho biết đã ban hành các văn bản chỉ đạo việc tăng cường công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của Thành phố và phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả, tránh lãng phí tài sản công.

Theo số liệu của Sở Tài chính, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số cơ sở nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị của thành phố quản lý, sử dụng thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định là 6.764 cơ sở (khối sở, ban, ngành có 1.202 cơ sở; khối quận, huyện, thị xã 4.520 cơ sở; khối doanh nghiệp nhà nước 1.042 cơ sở). Trong đó, số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý là 6.018 cơ sở (chiếm tỷ lệ 90%).

Thực hiện Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP.Hà Nội giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030 và hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND TP cũng ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 19/7/2023 đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của Thành phố, Hà Nội sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 100% cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của mình trong năm 2025.

Theoo đó, Thành phố giao các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp khẩn trương đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất chưa kê khai theo tiến độ tại Kế hoạch, trình UBND TP phê duyệt và chịu trách nhiệm trước UBND TP về việc không thực hiện, hoặc chậm thực hiện việc kê khai, báo cáo và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích hoặc mất hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc nhà, đất.

Đối với cơ sở nhà, đất chưa hoàn thiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện, thị xã căn cứ nguồn gốc, hồ sơ pháp lý liên quan và quy định của pháp luật về đất đai, để xem xét giải quyết cho người sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, không chờ đến khi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất xong hoàn thiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất.

UBND quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, nắm bắt thông tin các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hoặc địa phương khác trên địa bàn hiện không sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND TP kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các địa phương khác chuyển giao, hoặc thu hồi về thành phố quản lý, phục vụ mục đích công cộng.

Bên cạnh đó, thực hiện hướng dẫn của Bộ Tài chính tại văn bản số 5783 ngày 7/6/2023, UBND TP đã chỉ đạo Sở Tài chính tổ chức kiểm tra chuyên đề công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong năm 2023 và dự kiến tiếp tục xây dựng kế hoạch kiểm tra trong giai đoạn tiếp theo tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố ( bao gồm nội dung rà soát công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất) nhằm xem xét, đánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Từ đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật, phát hiện các quy định còn hạn chế, vướng mắc hoặc chưa phù hợp thực tiễn để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới, đặc biệt trong công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, tài sản công.

Hòa Bình đấu giá 28 thửa đất, giá khởi điểm từ 1,3 tỷ đồng

Mới đây, Công ty Đấu giá hợp danh đầu tư Thành Phát đã thông báo về việc đấu giá quyền sử dụng 28 thửa đất còn tại xóm Trung Hoa, xã Phú Lai, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, tất cả các thửa trên đều là loại đất ở nông thôn (ONT) và không có hạ tầng kỹ thuật. Khu đất này có phía Bắc giáp với đồng ruộng, phía Nam giáp Quốc lộ 12B, phía Đông giáp khu dân cư, phía Tây giáp với đường vào trụ sở UBND xã Phú Lai.

Tổng giá khởi điểm của cả khu đất là 37,7 tỷ đồng. Trong đó 27/28 thửa đất có diện tích 168 m2 và giá khởi điểm từ 1,3 tỷ đồng. Một thửa đất còn lại có diện tích 256,3 m2 và giá khởi điểm khoảng 2 tỷ đồng. Còn trên một số trang rao bán bất động sản, đất thổ cư tại xã Phú Lai đang được chào bán với giá 1,6 – 1,8 triệu đồng/m2.

Hạn cuối nhận hồ sơ đấu giá là ngày 19/7. Thời gian tổ chức buổi đấu giá dự kiện là ngày 24/7.

Tại huyện Yên Thủy có hai dự án bất động sản nổi bật là The Mansion và DHome. Cả hai dự đều tọa lạc tại thị trấn Hàng Trạm. Nguyên nhân khiến các chủ đầu tư xây dựng dự án tại thị trấn này là do nơi đây được lựa chọn để phát triển đô thị văn minh. Dự kiến đến cuối năm 2024, thị trấn sẽ chính thức đạt chuẩn. Khoảng cách từ xã Phú Lai đến Hàng Trạm là khoảng 4 km.

Quy hoạch phân vùng không gian phát triển phía Nam của huyện Yên Thủy đến năm 2040.

Theo quy hoạch xây dựng huyện Yên thủy, tỉnh Hòa Bình đến năm 2040, xã Phú Lai được định hướng trở thành một phần của không gian phát triển phía Nam. Đây sẽ là khu vực phát triển dịch vụ thương mại, nông, lâm nghiệp và du lịch. Trung tâm của vùng là xã Ngọc Lương, cách xã Phú Lai khoảng 7 km.

Còn trong hiện tại, xã Phú Lai thuộc vùng hai của huyện Yên Thủy. Đây là vùng sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng; đồng thời là nơi có sản lượng lạc, ngô, mía cao nhất huyện.

Xã Phú Lai có diện tích khoảng 1241 ha. Lượng dân số tính đến năm 2022 là 3.199 người 2022. Dự kiến đến năm 2040, con số này sẽ là 3.376 người.

Hòa Bình đấu giá 28 thửa đất, giá khởi điểm từ 1,3 tỷ đồng

Mới đây, Công ty Đấu giá hợp danh đầu tư Thành Phát đã thông báo về việc đấu giá quyền sử dụng 28 thửa đất còn tại xóm Trung Hoa, xã Phú Lai, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, tất cả các thửa trên đều là loại đất ở nông thôn (ONT) và không có hạ tầng kỹ thuật. Khu đất này có phía Bắc giáp với đồng ruộng, phía Nam giáp Quốc lộ 12B, phía Đông giáp khu dân cư, phía Tây giáp với đường vào trụ sở UBND xã Phú Lai.

Tổng giá khởi điểm của cả khu đất là 37,7 tỷ đồng. Trong đó 27/28 thửa đất có diện tích 168 m2 và giá khởi điểm từ 1,3 tỷ đồng. Một thửa đất còn lại có diện tích 256,3 m2 và giá khởi điểm khoảng 2 tỷ đồng. Còn trên một số trang rao bán bất động sản, đất thổ cư tại xã Phú Lai đang được chào bán với giá 1,6 – 1,8 triệu đồng/m2.

Hạn cuối nhận hồ sơ đấu giá là ngày 19/7. Thời gian tổ chức buổi đấu giá dự kiện là ngày 24/7.

Tại huyện Yên Thủy có hai dự án bất động sản nổi bật là The Mansion và DHome. Cả hai dự đều tọa lạc tại thị trấn Hàng Trạm. Nguyên nhân khiến các chủ đầu tư xây dựng dự án tại thị trấn này là do nơi đây được lựa chọn để phát triển đô thị văn minh. Dự kiến đến cuối năm 2024, thị trấn sẽ chính thức đạt chuẩn. Khoảng cách từ xã Phú Lai đến Hàng Trạm là khoảng 4 km.

Quy hoạch phân vùng không gian phát triển phía Nam của huyện Yên Thủy đến năm 2040.

Theo quy hoạch xây dựng huyện Yên thủy, tỉnh Hòa Bình đến năm 2040, xã Phú Lai được định hướng trở thành một phần của không gian phát triển phía Nam. Đây sẽ là khu vực phát triển dịch vụ thương mại, nông, lâm nghiệp và du lịch. Trung tâm của vùng là xã Ngọc Lương, cách xã Phú Lai khoảng 7 km.

Còn trong hiện tại, xã Phú Lai thuộc vùng hai của huyện Yên Thủy. Đây là vùng sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng; đồng thời là nơi có sản lượng lạc, ngô, mía cao nhất huyện.

Xã Phú Lai có diện tích khoảng 1241 ha. Lượng dân số tính đến năm 2022 là 3.199 người 2022. Dự kiến đến năm 2040, con số này sẽ là 3.376 người.

Back to top button