Sức khỏe

Hiểu cho đúng về vi khuẩn HP với bênh viêm loét dạ dày, đại tràng

Hiểu cho đúng về vi khuẩn HP với bênh viêm loét dạ dày, đại tràng

 

Rất nhiều người hiện nay khi đi khám  phát hiện thấy vi khuẩn HP trong đường ruột đã lo lắng một cách thái quá. Các bác sĩ cũng thường hay kê kháng sinh cho bệnh nhân uống tuy nhiên rất nhiều nguười đã không khỏi bệnh thâm chí đã đổi nhiều loại kháng sinh khác nhau. Lý do là vi khuẩn HP đã kháng thuốc. Với một bệnh viên điều trị theo tân dược thì kê kháng sinh là đúng phác đồ điều trị vì hiện tại tây y không có phương  pháp chữa bệnh viêm dạ dày, đài tràng do vi khuẩn HP bằng cách nào đặc hiệu hơn là dùng kháng sinh.

Nguy hại của việc dùng quá nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau sẽ dẫn đến đa kháng thuốc, cơ thể trở nên suy nhược vì cơ quan như gan, thận phải liên tục đào thải kháng sinh ra khỏi cơ thể. Cùng với đó là bệnh nhân sẽ dễ mắc các bệnh khác và khó khỏi hơn nếu đã dùng quá nhiều kháng sinh nhơn thuốc.

Với phác đồ điều trị thì HP là vi khuẩn nên có thể dùng kháng sinh tuy nhiên chúng ta không cần quá lo lắng về tác hại của vi khuẩn này nếu biết cách sống chung với nó. Tỉ lệ gây ung thư cho vi khuẩn HP chỉ khoảng 1%, có nghĩa là rất thấp so với các tỉ lệ gây ra các biến chứng khác từ vi khuẩn HP như viêm loét dạ dày hay thường gặp. Do đó chúng ta không nên quá lo lắng mã hãy thật bình tĩnh tìm hiểu về thực chất vấn đề và có cách điều trị hợp lý. Xin mời các bạn cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan tới vi khuẩn HP dưới đây:

  1. Vi khuẩn HP là gì?Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori được phát hiện ra năm 1982 bởi Robin Warren và Barry Marshall vẫn được viết tắt trong các phiếu khám bệnh là H.Pylori hoặc khuẩn HP. Mặc dù được coi là một loại khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày nhưng lại là nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Đây là một loại khuẩn gram (-) kỵ khí tức là vi khuẩn sống trong môi trường thiếu oxy. Loại vi khuẩn này sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh catalase, chất này phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính.
    Hình ảnh vi khuẩn HP phóng to trong dạ dày, chúng có thể sống trong môi trường axit, yếm khí và ở sâu dưới lớp nhày của niêm mạc tạo ra độc tố gây viêm loét dạ dày
    Hình ảnh vi khuẩn HP phóng to trong dạ dày, chúng có thể sống trong môi trường axit, yếm khí và ở sâu dưới lớp nhày của niêm mạc tạo ra độc tố gây viêm loét dạ dày
  2. Vi khuẩn HP có ở 80% số người ở các nước phát triển từ 10 tuổi trở lên
    Ở các nước phát triển thì tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP chỉ 30% nhưng các nước như Việt Nam tỉ lệ rất cao tới 80%, tuy nhiên đa phần chúng ta đều sống chung với vi khuẩn HP trong cơ thể mà không hề hấn gì vì không phải HP nào cũng ác tính.

    Vi khuẩn HP dễ dàng lây qua đường ăn uống như từ nước bọt, dùng chung bát đũa với người bệnh , nhất là cha mẹ với con nhỏ khi còn đang ăn dặm. Với thói quen dùng chung bát đũa ở người châu á, cung như Việt Nam tỉ lệ số trẻ em mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP là khá cao.
  3. Chỉ 1% số người mắc ung thư từ HP
    Theo điều tra báo cáo thì chỉ 14% số người bị nhiễm vi khuẩn HP gây ra viêm loét dạ dày và 1% gây ung thư dạ dày, trong khi đó có đến 85% số người mắc HP có thể chung sống một cách bình thường mà không gây ra một dấu hiệu nào về bệnh viêm loét dạ day hay ung thư dạ dày.

    vi khuẩn hp gây viêm loét dạ dày như thế nào
    vi khuẩn hp gây viêm loét dạ dày như thế nào
  4. Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày nhưng có thể khắc phục để sống lâu dài được
    HP là loại vi khuẩn sống dưới niêm mạc dạ dày và chúng có thể di chuyển vào lớp biểu mô hoặc lớp cơ của thành dạ dày.Trong quá trình sống, vi khuẩn HP sản xuất ra một lượng các chất hóa học như urease, catalase và độc tố có khả năng bảo vệ chúng trong môi trường acid và gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, đặc biệt là urease.

    Tại dạ dày, dưới tác dụng của urease, urê bị phân hủy tạo thành các hợp chất kiềm như ammonium chloride (NH4Cl) và monochloramine để bảo vệ vi khuẩn HP. Ngoài ra, với sự hiện diện của vi khuẩn HP, cơ thể chúng ta còn tạo ra các chất kháng viêm như interleukin gây tổn thương nặng hơn cho niêm mạc dạ dày.

    Để phát hiện vi khuẩn HP, có rất nhiều phương pháp, nhưng cách thường dùng trong lâm sàng là: CLO test, test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân. Mỗi phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau cũng như tùy vào từng bệnh nhâncụ thể.

    Hiểu bản chất của niêm mạc dạ dày, cách hình thành và sự bào mòn của axit để có cách đối phó với vi khuẩn HP trong từng trường hợp.

     

    Diệt trừ HP không khó. Thông thường sử dụng phác đồ điều trị ba thuốc, trong đó có hai loại kháng sinh và một loại kháng Histamin hoặc PPI. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh và tính kháng thuốc của vi khuẩn. Vì vậy, có trường hợp cần phải điều trị nhiều lần bằng những phác đồkhác nhau.

    Thông thường, nếu không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…) hoặc tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày thì việc điều trị diệt trừ HP là không cần thiết vì điều trị tốn kém, tác dụng phụ cao. Vì vậy, điều trị diệt trừ HP chỉ áp dụng cho những trường hợp có biểu hiện lâm sàng và phát hiện vi khuẩn HP.

  5. Cách phòng ngừa và sống chung với HP hữu hiệu
    Cách phòng ngừa là nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi biết trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP. Hiện nay y học chỉ ra có 2 con đường lây nhiễm vi khuẩn HP khá rõ nét là qua đường ăn uống và qua phân.
    Nên đi khám định khi kiểm tra sức khỏe, thực hiện test đường thở(không nhất thiết phải nội soi) để xem có dấu hiệu của vi khuẩn HP không.

    Tránh ăn chung đồ ăn như bát đũa…tránh rượu bia, thuốc lá, tránh đồ có chứa axit, các thức ăn khó tiêu, stress và thiếu ngủ…

    Để giảm các triệu chứng gây ra của viêm loét dạ dày nên thực hiện việc ăn uống điều độ, không quá no, không quá đói, không nên ăn đồ mặn, không thức khuya, giảm stress do công việc cũng như cuộc sống riêng, năng tập thể dục, yoga, thiền để có tâm trạng thư thái, ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp niêm mạc dạ dày kịp thời phục hồi. Khi không có triệu chứng viem loét một cách rõ ràng hay bệnh do HP gây ra nghiêm trọng thì không nhất thiết phải điều trị tiêu diệt khuẩn HP.  Nguyên lý có niêm mạc dạ dày là cứ 03 ngày thì các chất được tiết ra dịch nhày trong dạ dày nhằm làm bù đắp lại lướp niêm mạc đã bị bào mòn bởi axit.
    Do đó cần tránh ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn khó tiêu hoặc quá cứng cũng như có nồng độ axit quá cao, tránh rượu bia…bởi nếu không tuân thủ các phương pháp trên thì rất có thể khi đã chữa khỏi vi khuẩn HP vẫn có thể bị tái phát.

    Khi nào cần diệt vi khuẩn HP?

    Theo khuyến cáo của thế giới thì một số trường hợp sau cần diệt vi khuẩn HP để tránh gây hại đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người:

    • Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP mà không được điều trị kịp thời theo những phác đồ điều trị vi khuẩn HP thì rất nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Vi khuẩn HP càng ngày càng làm mỏng đi lớp niêm mạc dạ dày làm ổ loét phát triển mạnh hơn.
    • Chứng khó tiêu chức năng
    • Xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên căn
    • Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật
    • Thiếu máu, thiếu sắt
    • Ung thư dạ dày được cắt hớt hoặc hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi
    • Những trường hợp trong gia đình có người bị ung thư dạ dày: bố, mẹ, anh, chị em ruột
    • Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
    • Viêm teo niêm mạc dạ dày
    • Người làm việc ở những môi trường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày: khai thác than, quặng…
  6. Chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng phương pháp dân gian đặc trị ít biến chứng
    Hiện có nhiều cách chữa trị khá hiệu quả như dùng phác đồ với kháng sinh kết hợp với bài thuốc cổ truyền từ cao chè dây. Các viện y học dân tộc của Việt Nam đã chế thành công các loại thuốc đóng viên, dạng trà túi lọc rất dễ dùng bán sẵn ở các hiệu thuốc như Ampelop. Khi điều trị viêm dạ dày cần kết hợp vừa uống kháng sinh vừa uống Ampelop.

    Lá cây mật gấu có tác dụng diệt vi khuẩn rất tốt, được dùng ở nhiều nước
    Lá cây mật gấu có tác dụng diệt vi khuẩn rất tốt, được dùng ở nhiều nước

    Thứ 2 , Ngoài ra còn có các loại cây thuốc nam được dùng khá hiệu quả như cây lá đắng hay còn gọi là cây mật gấu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đường ruột đã được áp dụng khá rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới đem lại hiệu quả cao. Đồng thời bạn nên dùng tinh bột nghệ uống với mật ong hàng ngày giúp bảo vệ niệm mạc và giảm triệu chứng đau của viêm loét dạ dày.

    Chè dây phơi khô, lá chè dây có thể sắc tươi hoặc đóng thành viên uống có tác dụng diệt khuẩn HP, cần uống lâu dài và nhắc lại sau một thời gian.

    Cách 3 là ăn chay: đây là cách mà ít người biết và áp dụng nhưng đã có nhiều người áp dụng hiệu quả. Lý do là trong quá trình ăn chay, các axit được cân bằng làm giảm các hậu quả của viêm loét do axit trong dạ dày quá cao, kết hợp điều trị bằng thuốc đông y sẽ làm tái tọa niệm mạc dạ dày và phục hồi chức năng của hệ tiêu hóa. Trong quá trình điều trị cần tuyệt đối tránh căng thẳng,áp lực công việc hay lo nghĩ nhiều, năng tập thể dục, uống nước tinh khiết và ngủ thật nhiều.

Sau điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn HP cần làm gì?

– Sau thời gian dùng đủ thuốc, bắt buộc phải ngưng thuốc hai tuần kiểm tra lại vì khuẩn HP đã hết chưa, kết quả mới chính xác, khi vi trùng âm tính, tức không còn trong dạ dày, mới chắc chắn khỏi bệnh.

– Chúng ta cần nhớ nếu sau khi điều trị viêm dạ dày chưa ngưng thuốc, không nên thử ngay do không chính xác. Việc kiểm tra vi khuẩn HP có còn hay không do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn bạn cần soi hay không cần soi tùy tổn thương trên nội soi trước đó.

– Cần nhớ sau khi lành bệnh, để tránh tái phát nên thực hiện nghiêm túc các chỉ định điều trị ở trên, hạn chế dùng các chất, các thuốc gây ảnh hưởng dạ dày.

– Đặc biệt cần chý ý kiểm tra xem trong gia đình có ai nhiễm HP không vì có thể trước đó bạn đã lây cho người thân trong gia đình, sau này họ có thể là nguồn lây ngược lại cho bạn làm bệnh tái phát.

Lương y Phạm Văn Thanh đã chữa cho rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh dạ dày nhờ bài thuốc gia truyền ông cha để lại
Lương y Phạm Văn Thanh đã chữa cho rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh dạ dày nhờ bài thuốc gia truyền ông cha để lại

  1. Ngoài ra trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm đã tinh chế từ các chất trong tự nhiên thành viên dễ uống bạn có thể tham khảo nếu không tự tìm được các loại cây thuốc trên:

CumarGold – Hỗ trợ điều trị Viêm loét dạ dày hành tá tràng

 
Sản phẩm có chứa Tinh nghệ Nano Curcumin – Chuyển giao từ Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Hỗ trợ điều trị Viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả

● Giúp giảm viêm xung huyết dạ dày, lành nhanh vết loét.
● Giảm nhanh viêm đau dạ dày.
● Hết khuẩn HP, ngăn ngừa tái phát


Chè dây còn có tên là “vô thích căn”, “hồng huyết long”, “điền bồ
trà”, “xích chi sơn bồ đào”, … tên khoa học là Ampelopsis
cantoniensis, thuộc họ Nho.

Cây chè dây mọc hoang dại, trong các bờ bụi, khắp nơi ở nước ta, từ
Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An, … cho tới
tận Lâm Đồng, Đồng Nai. Ngay ở Nghệ An, quê bạn, cũng có cây chè dây mọc
hoang, do đó bạn cũng có thể tự đi thu hái về để sử dụng.

Bộ phận dùng làm thuốc: Lá kèm theo dây, toàn cây hoặc chỉ dùng rễ.

Đặc điểm của cây:
Chè dây là một loại cây mọc leo (dây leo), cành hình trụ mảnh, tua cuốn
đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá hai lần kép, mang 7-12 lá chét
mỏng, giòn, mép có răng cưa thấp, gân bên 4-5 đôi; lá kèm dạng vảy, gần
tròn. Ngù hoa đối diện với lá, có 4-5 nhánh, nụ hoa hình trứng. Quả mọng
hình trái xoan, to 6x5mm, chứa 3-4 hạt.

Từ xưa, đồng bào dân
tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc thường sử dụng lá chè dây đun nước
uống thay chè, để ăn ngon cơm và chống đau bụng. Còn trong Đông y, chè
dây được sử dụng như một loại thuốc thanh nhiệt trừ thấp.

Theo Đông y:
Chè dây có vị ngọt đắng, tính mát; vào 2 kinh Tâm và Tỳ. Có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, trừ phong thấp. Dùng chữa cảm mạo trong mùa hè,
phong tê thấp khớp xương đau nhức và mụn nhọt lở loét ngoài da.

Các nghiên cứu hiện đại ở Việt Nam cho thấy:
Nước sắc chè dây có tác dụng giảm đau, diệt khuẩn Helicobacter pylori
(HP), giảm viêm dạ dày. Viện Đông y Việt Nam đã sử dụng chè dây dạng cao
khô để chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng, còn Trường Đại học Dược Hà
Nội đã nghiến cứu chế ra thuốc viên Ampelop, dùng chữa viêm dạ dày, đạt
kết quả tốt.

Các nghiên cứu ở Việt Nam, Mexico cho thấy:
Chè dây có tác dụng diệt khuẩn chịu mặn (Halobacteria), tụ cầu khuẩn
(Staphylococcus) và trực khuẩn mủ xanh (Bacillus pyocyaneus). Đã ứng
dụng để chữa trị trúng độc thực phẩm, do thức ăn nhiễm khuẩn chịu mặn và
các bệnh viêm nhiễm, như viêm phổi, viêm khớp, viêm tiết niệu, … do
tụ cầu khuẩn hoặc trực khuẩn mủ xanh gây nên, đạt kết quả tốt.

Như vậy, bạn có thể sử dụng chè dây để chữa viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Cách sử dụng cụ thể như sau:
Hàng ngày dùng 10-20g chè dây khô, sắc nước uống thay nước trong ngày;
liên tục 10-15 ngày; nghỉ 5-7 ngày, lại tiếp tục đợt khác.

Tại
một số địa phương, dân gian có thói quen dùng chè dây sắc nước uống
thay chè hàng ngày. Tuy nhiên, theo chúng tôi nghĩ, chỉ nên dùng chè dây
như một loại thuốc – nghĩa là uống theo từng liệu trình. Vì như trên đã
thấy, chè dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn mạnh, dùng
thường xuyên có thể gây mất cân bằng môi trường bên trong cơ thể và có
thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe.


Đu đủ tươi

Đu đủ tươi 1

Dùng 3 – 4 quả đu đủ ép lấy nước cốt rồi chia làm 3 lần uống. Hoặc lấy 30g đu đủ, 30g táo tây đem sắc lấy nước uống. Nhưng bài thuốc này không dùng để chữa trị mà chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp giảm đau dạ dày vì thế mà không nên ăn quá nhiều đu đủ.

Chuối và mật ong

Sử dụng chuối tiêu còn non vẫn còn chất nhầy bên trong tước sạch vỏ rồi thái lát mỏng phơi khô sau đó tán thành bột rồi trộn vệt cùng mật ong viên thành từng viên để ăn hoặc uống luôn rất tốt cho dạ dày.

Đậu rồng

Đậu rồng không những là một loại thực phẩm mà còn là một bài thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày khá hiệu quả. Đậu rồng già được trồng phổ biến tại khu vực miền Trung miền Nam, ngoài Bắc còn có tên gọi khác là đậu khế. Bạn có thể rang hạt đậu rồng cho vàng thơm với muối, rồi nhai hạt lúc sáng sớm đói bụng. Xay chúng thành bột cũng là một lựa chọn khác cho bạn  để việc chữa bệnh đạt hiệu quả hơn. Công dụng của đậu rồng phát huy tác dụng với bệnh dạ dày khi mà bạn sử dụng kiên trì và đúng cách.

Bắp cải

Bắp cải là loại ra có vị hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, bổ tì vị làm mát dạ dày. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong bắp cải có chứa nhiều Vitamin U có tác dụng chống loét dạ dày.

Chính vì vậy, người bị bệnh đau dạ dày có thể sử dụng nước ép bắp cải hàng ngày, mỗi ngày uống 1/2 cốc nước ép bắp cải vào sáng sớm và trước khi đi ngủ để bệnh dạ dày được điều trị hiệu quả hơn.

Cam thảo

Chắc không ai không biết đến tác dụng thanh nhiệt của cam thảo với vị ngọt mát kết hợp cùng nhân trần thành một loại thức uống dân gian. Bên cạnh đó cam thảo giúp dạ dày chống lại axit do chính nó tiết ra. Cam thảo có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các vết loét và được nhiều nhà thuốc dân gian sử dụng.

Nên ăn hoặc uống cam thảo trước khi ăn khoảng 20 – 30 phút để loại thảo mộc này tạo thành một lớp màng bảo vệ dạ dày của bạn và không bị ảnh hưởng, tác động của thức ăn.

Nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong 1

Nghệ và mật ong là bái thuốc chữa đau dạ dày được lưu truyền rất phổ biến trong dân gian. Trong nghệ chứa tinh chất curcurmin được tìm thấy trong nghệ có tác dụng giảm tiết dịch vị, chống viêm và chữa lành vết loét, nghệ còn có thể giúp tăng tiết mật, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa rất hiệu quả. Mật ong làm giảm tiết axit dạ dày nên các triệu chứng đau rát sẽ được giảm đi nhanh chóng. Do vậy, khi kết hợp hai vị này lại chúng ta sẽ có được một bài thuốc chữa đau dạ dày cực kỳ công hiệu, kể cả đối với trường hợp mới chớm hay đã chuyển sang dạng mãn tính.

Lá khôi tía

Bài thuốc dân gian trị đau dạ dày của nhân dân miền ngược vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Lá Khôi sắc uống cùng các vị thuốc nam sắc uống để chữa đau dạ dày như sau: Lá Khôi (60g), lá Bồ công anh (40g) Lá Khổ sâm (12g), có thể thêm lá Cam thảo dây (20g). Sắc với 1,5 lít nước trong thời gian 20 phút, chắt nước uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

 

Chúc các bạn thành công, thoát khỏi chứng đau dạ dày do vi khuẩn HP!

Back to top button