Người Product học gì khi có quá nhiều thứ để học?
Chắc hẳn trong quá trình làm việc, các bạn PM luôn muốn phấn đấu để có thể trở thành một PM “hạng nhất” và thường tìm các kỹ năng mà một PM cần có để trở nên xuất sắc hơn. Tất nhiên, “cái gì không biết thì hỏi Google” (còn không thì có thể xem bản tin chuyên về Product – Careerly), một số câu trả lời tiêu biểu thường thấy có thể kể đến như: “năng lực giao tiếp”, “leadership”, “khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc”, “khả năng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến”, “biết cách hình thành quy trình”, quả thật đây đều là những kỹ năng quan trọng đối với PM. Tuy nhiên hôm nay tôi muốn đề cập đến một kỹ năng khác mà theo tôi, không chỉ quan trọng để giúp bạn trở thành một PM giỏi mà cũng giúp nâng cao “uy tín” của bạn, giúp ý kiến của bạn trở nên có trọng lượng hơn trong team. (Nếu bạn không phải làm PM nhưng cũng đang hoạt động trong một công ty công nghệ, thì bài viết này cũng có thể giúp bạn trở nên giỏi việc hơn trong mọi hoàn cảnh)
Đi vào vấn đề chính, thì kỹ năng mà tôi muốn nói hôm nay chính là “luôn học hỏi với động từ học hỏi ở thì hiện tại tiếp diễn!”, hay nói ngắn gọn hơn chính là “sự kiên trì học hỏi những điều mới!”. Để có thể tạo ra một sản phẩm thành công, cần rất nhiều nỗ lực học hỏi liên tục. Việc chúng ta không có lời giải cho một vấn đề là điều hoàn toàn bình thường và chúng ta cần phải chấp nhận điều đó. Tuy nhiên khi đang “bí” đáp án, đừng ngồi chờ sung rụng, mong điều kỳ diệu xảy ra, thay vào đó hãy chủ động đi tìm lời giải bắt đầu bằng việc học hỏi. Mỗi ngày chúng ta nên học hỏi thêm điều mới, kết thúc mỗi ngày tổng kết lại “Hôm nay bản thân đã học lại điều gì?” (Nghe có vẻ rất giống ngày xưa đi học ngồi “gạo bài” để sáng hôm sau còn kiểm tra miệng nhưng đó chính là cách giúp chúng ta tiến bộ nhanh chóng).
Vậy tóm lại là mỗi ngày chúng ta nên học cái gì?
1. Học từ khách hàng/người dùng:
Trong đa số trường hợp, khi muốn truyền tải điều gì mới, chúng ta thường phát triển kỹ năng mới. Trước khi truyền tải một chức năng mới thì các bạn đã ngồi xuống nói chuyện với khách hàng/người dùng của mình chưa? Họ mới chính là người sẽ sử dụng sản phẩm chứ không phải chúng ta. Trong quá trình phát triển sản phẩm mà bị lược bỏ những cuộc nói chuyện với người dùng thì có lẽ sản phẩm của bạn sẽ mất đi nhiều cơ hội thành công. Trên lập trường của người dùng, thay vì tiếp xúc với cái mới, họ cần giải quyết những vấn đề hiện tại mình đang có hơn. Với họ, một loại vitamin mới sẽ không cấp thiết bằng một viên giảm đau để ngừng cơn đau hiện tại. Số liệu về người dùng có thể dạy chúng ta điều gì có hiệu quả hoặc không, nhưng số liệu nếu không được thiết kế một cách kỹ lưỡng và chi tiết thì khó cho ra được insight chất lượng bằng việc trực tiếp ngồi xuống nói chuyện và lắng nghe người dùng. Đừng bao giờ tự nhốt mình trong một căn phòng, hãy mạnh dạn ra ngoài và tiếp xúc nhiều hơn với người dùng của bạn.
2. Học từ dòng chảy thị trường:
Bạn đang nhìn nhận thị trường của sản phẩm bạn quan tâm trên quan điểm nào? Để có thể trở thành một PM giỏi, bạn cần quan sát sâu về một sản phẩm nên thử phác thảo business model đứng đằng sau sản phẩm đó là gì. Việc này giúp bạn có được gì? Giúp bạn hiểu hơn về những giá trị mà các sản phẩm, dịch vụ đang trao đổi cho nhau. Một PM giỏi sẽ luôn nắm bắt xem những sản phẩm khác đang mang đến giá trị/ưu đãi gì cho khách hàng, các sản phẩm này đang làm gì để duy trì tính bền vững.
Không những thị trường sản phẩm công nghệ, mà những case thành công ở các thị trường khác ví dụ như thực phẩm, hàng xa xỉ cũng có thể có những business model thú vị mà các bạn có thể thử áp dụng vào trường hợp của sản phẩm mình đang làm. Đừng quên rằng, bạn càng tò mò thì tầm nhìn của bạn càng rộng, tính tò mò sẽ tạo tiền đề để xây dựng sức sáng tạo, sự tưởng tượng từ đó sẽ giúp bạn nâng cao khả năng quan sát, góp nhặt được nhiều insight giá trị.
3. Học từ đối thủ cạnh tranh:
Những sản phẩm/chức năng bạn đang lập kế hoạch hoặc một chức năng của sản phẩm mà bạn muốn cải thiện, khả năng cao có những đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng đã làm trước rồi. Tất nhiên việc bắt chước vô tội vạ và cố gắng chạy theo đối thủ không phải là một điều tốt, tuy nhiên nói như thế cũng không có nghĩa là bạn có thể hoàn toàn bỏ lơ sản phẩm của đối thủ mình được. Để trở thành một PM giỏi, bắt buộc bạn phải thường xuyên sử dụng và quan sát sản phẩm của đối thủ. Kết hợp với việc học hỏi như đã bàn ở mục số 2, bạn vừa sử dụng vừa thử phác thảo business model của đối thủ, tuy nhiên, bạn nên quan sát từ một góc nhìn khác so với đối thủ. Khách hàng/ người dùng luôn (và đương nhiên) sẽ lựa chọn giải pháp nào hợp lý, nhanh gọn và sáng tạo nhất để giải quyết vấn đề của họ. “Nếu một sản phẩm duy trì được sự hài lòng cho khách hàng/ người dùng thì chẳng cần ai mướn, họ vẫn sẽ quảng bá miễn phí, lôi kéo những người xung quanh họ cùng sử dụng sản phẩm này”.
Khi sử dụng và phân tích sản phẩm đối thủ thì winning point có thể là việc phát hiện ra được điểm yếu của sản phẩm đối thủ, nhưng thực ra hiểu được điểm mạnh của đối thủ, thấy được điểm sản phẩm mình có thể cạnh tranh lại với điểm mạnh này từ đó lập kế hoạch “phòng ngự” mới thực sự là điều quan trọng hơn cả. Trên thực tế, với lập trường của khách hàng, lý do khiến họ từ bỏ một sản phẩm, không đến từ những khuyết điểm của sản phẩm mà lại đến từ những ưu điểm (dù được gọi là ưu điểm của sản phẩm) không mấy đặc biệt của sản phẩm đó.
Một số ví dụ về những câu hỏi bạn có thể dùng để phân tích sản phẩm:
- Lý do khách hàng lựa chọn sản phẩm cạnh tranh là gì? (Để xác định điểm mạnh lớn nhất của sản phẩm)
- Giá trị khách hàng được tạo bởi công ty đối thủ là gì? (Tìm hiểu những điểm mạnh ở câu 1 đã mang lại những giá trị gì)
- Tại sao thị phần của sản phẩm lại thấp? ( ưu điểm của câu 1 và giá trị từ câu 2 đang ảnh hưởng đến sản phẩm của công ty như thế nào? – nên nhìn nhận một cách khách quan)
4. Học từ chính kỹ thuật chuyên môn của ngành Product Management:
Việc học hỏi từ những khối kiến thức khổng lồ của ngành Product Management tất nhiên sẽ giúp ích cho việc trở thành một PM giỏi. Ví dụ, việc thực hiện Scrum, framework rất thích hợp trong việc hợp tác và học hỏi nhanh chóng, tuy nhiên năng lực và kỹ năng chính của PM lại không liên quan nhiều với Scrum – đó chính là việc định nghĩa chức năng và giá trị chứa đựng trong sản phẩm. Trong lĩnh vực Product Management, những kỹ thuật mới liên tục xuất hiện rất nhiều. Một PM có thể thành thục với những cách tiếp cận mới, kỹ thuật mới, có thể sẽ có nhiều cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Những PM giỏi việc, ngày nay có rất nhiều lựa chọn để trở thành một PM giỏi hơn mình của ngày hôm qua. Bạn có thể đọc từ internet, blog, sách, cũng có thể học với đồng nghiệp bằng hình thức offline hoặc online. Từ khoảnh khắc bạn bắt đầu biện minh: “Tôi không biết vì không ai cho tôi biết” chính là lúc bạn từ bỏ khả năng cạnh tranh của bản thân!
Lời kết:
Một PM thường luôn luôn biết khiêm tốn. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn không thể có tất cả đáp án cho mọi câu trả lời. Để có thể trở thành một PM giỏi hơn, hãy luôn tò mò và đặt câu hỏi, thử nghiệm mọi giả thuyết và cố gắng để hiểu lý do đằng sau mỗi hành động. Để thực hiện được tất cả việc này chỉ có một con đường duy nhất đó là không ngừng học hỏi.
“Try to learn something about everything and everything about something” – Thomas Huxley.
|